Công nghệ Phủ sứ Nano đang được nhiều người quan tâm vì giá thành rẻ hơn nhiều lần so với Bọc răng sứ hay Mặt dán sứ Veneers. Vậy Phủ sứ Nano là gì và có tốt không.

Phủ sứ Nano – Tên công nghê mới nhưng thực chất không mới ?
Theo các Bác sĩ Nha khoa, Phủ sứ nano là kỹ thuật trám răng bằng Composite – vật liệu trám răng chuyên dụng hiện tại. Composite có màu giống màu răng tự nhiên cho đến màu trắng sáng như răng sứ. Vật liệu này dùng trong kỹ thuật trám răng cho các trường hợp răng sâu, răng sứt mẻ nhỏ.
Composite có dạng lỏng, nhão, dễ dàng tạo hình và sau đó dùng đèn quang trùng hợp chiếu sáng để composite cứng lại. “Công nghệ” trám răng bằng Composite này đã được sử dụng từ rất lâu trong ngành nha khoa trên toàn Thế giới.
Phủ sứ Nano và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe răng miệng ?
Hầu hết các Spa, thẩm mỹ không có đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng nha khoa. Người thực hiện thông thường là kỹ thuật viên, không đào tạo từ chuyên ngành nha khoa. Quy trình thực hiện kỹ thuật này không đơn giản chỉ là đắp một lớp Composite có màu tráng sáng lên răng, tạo hình theo hình dáng răng đẹp hơn và chiếu đèn như các Spa vẫn làm.
Theo các Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa. Hầu hết bệnh nhân Phủ sứ Nano đều bị viêm lợi và hôi miệng. Do khi đắp Composite phủ kín mặt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám ở viền lợi, dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng. Đặc biệt khi Phủ sứ Nano, các cơ sở làm đẹp này thường phủ kín các kẽ răng khiến thức ăn chui vào sẽ không thể lấy ra dẫn đến hôi miệng, sâu răng,..
Khi trám răng bằng Composite tại các nha khoa, Bác sĩ sẽ phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt răng, lấy vôi răng và loại bỏ hoàn toàn nước bọt trên bề mặt răng. “Cách ly” răng hoàn toàn để không bị dính nước bọt vì sẽ khiến hỏng miếng trám.
Ở các Nha khoa sẽ có máy hút nước bọt để hỗ trợ răng luôn khô trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Quy trình trám răng như sau :
Vệ sinh sạch vùng răng cần điều trị. Bôi 1 lớp axit nhẹ lên bề mặt răng để xói mòn lớp men răng mỏng bên ngoài tạo độ bám cho Composite. Sau đó bôi keo chuyên dụng lên bề mặt răng. Đắp Compostie và tạo hình. Cuối cùng chiếu đèn và đánh bóng cũng như mài bớt phần Composite nếu bị dư thừa.
Theo đó, Phủ sứ Nano có thể khiến bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm do không đảm bảo quy trình vô trùng dụng cụ. Thẩm mỹ xấu do người thực hiện kỹ thuật không am hiểu sâu về hình thể răng, khớp cắn sai dẫn đến nhiều hậu quả khác.